Ông Nguyễn Hồ Nam từng nằm trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, với khối tài sản cá nhân từng được ghi nhận lên đến hơn 700 tỷ đồng.
Thông tin ông Nguyễn Hồ Nam – cựu Chủ tịch CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG) – bị khới tố gây chú ý. Dù đã từ nhiệm khỏi BCG, song ông Nam được biết vẫn trong ban chiến lược Tập đoàn và là cổ đông lớn nhất của công ty.
Trên thương trường, ông Hồ Nam được biết đến là người sáng lập và dẫn dắt BCG từ những ngày đầu để trở thành hệ sinh thái với tổng tài sản lến đến hàng tỷ USD như hiện tại. BCG cũng là cái tên làm dậy sóng thị trường tài chính với loạt thương vụ M&A lớn.
![]() |
Chân dung cựu chủ tịch Nguyễn Hồ Nam của Bamboo Capital |
Khởi nghiệp từ năm 33 tuổi với dấu ấn Bamboo Capital
Hệ sinh thái tỷ USD phủ sóng từ BĐS, tài chính bảo hiểm, năng lượng đến dược phẩm...
BCG đã phát triển từ một công ty nhỏ vốn điều lệ ban đầu chỉ 43 tỷ đồng, trở thành một hệ sinh thái với hơn 60 công ty thành viên và liên kết với tổng vốn hơn 8.820 tỷ đồng (tức tăng gấp 205 lần sau 10 năm khởi nghiệp).
BCG đã phát triển từ một công ty nhỏ vốn điều lệ ban đầu chỉ 43 tỷ đồng, trở thành một hệ sinh thái với hơn 60 công ty thành viên và liên kết với tổng vốn hơn 8.820 tỷ đồng (tức tăng gấp 205 lần sau 10 năm khởi nghiệp).
Hiện, BCG đang hoạt động trong các lĩnh vực gồm:
+ Năng lượng tái tạo: BCG đầu tư mạnh vào điện mặt trời và điện gió, với các dự án lớn như nhà máy điện mặt trời 330MW tại Phù Mỹ, Bình Định (hơn 6.000 tỷ đồng) và BCG-CME Long An 1 (1.088 tỷ đồng).
Công ty con hoạt động trong mảng này là BCG Energy đã được niêm yết lên sàn với mã BGE. BCG Energy hiện là một trong những DNNY đứng đầu sàn chứng khoán với quy mô vốn điều lệ lên đến 7.300 tỷ đồng, tổng tài sản tỷ USD.
+ Bất động sản: BCG Land là công ty con của Tập đoàn cũng đã niêm yết lên sàn chứng khoán, quy mô tài sản hơn 2 tỷ USD.
Công ty đang sở hữu nhiều dự án quy mô như Malibu Hội An (2.000 tỷ đồng), King Crown Infinity tại Tp.Thủ Đức, và Casa Marina tại Bình Định.
+ Tài chính: BCG tham gia vào các công ty tài chính như BCG Financial, mua lại Bảo hiểm AAA, và có chân trong HĐQT Eximbank.
Tại ĐHĐCĐ Eximbank diễn ra vào sáng ngày 24/2/2024, ông Hồ Nam chính thức bước vào HĐQT của ngân hàng nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cùng ngày, ông Nam gửi đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT BCG, song vẫn phụ trách Hội đồng sáng lập và Hội đồng cố vấn trong việc chỉ đạo định hướng chiến lược mới của Công ty.
+ Xây dựng và thương mại: Tracodi là một trụ cột quan trọng, hoạt động trong xây dựng hạ tầng và vận tải.
Khoản đầu tư vào cổ phiếu Tracodi (TCD) của công ty chứng khoán SHB với giá vốn gốc 200 tỷ hiện tại chỉ còn giá trị hơn 63 tỷ.
Hệ sinh thái BCG còn có Nguyễn Hoàng – công ty chuyên về nội thất.
Về kinh doanh, đi cùng với loạt thương vụ M&A và bành trướng quy mô hoạt động, doanh thu và lợi nhuận của BCG tăng trưởng qua các năm.
Năm 2024, BCG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 4.372 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023. Trong đó,
- Năng lượng tái tạo chiếm 29% tổng doanh thu (1.278 tỷ đồng);
- Xây dựng hạ tầng chiếm 23% (989 tỷ đồng);
- Dịch vụ tài chính chiếm 22% (953,1 tỷ đồng);
- Bất động sản chiếm 15% (668,7 tỷ đồng);
- Sản xuất (bao gồm đồ gỗ Nguyễn Hoàng và dược phẩm Tipharco chiếm 11% (483 tỷ đồng);
Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của BCG đạt 46.552 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, nhờ hợp nhất thêm Dược phẩm Tipharco. Vốn chủ sở hữu tập đoàn đa ngành này cũng tăng 23%, đạt 21.394 tỷ đồng.
Nhờ đó, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm, chỉ còn 1,2 lần vào cuối năm 2024.
Một trong những dấu ấn khác của ông Nam tại BCG: Tập đoàn từng đối mặt với áp lực nợ lớn (1,2 tỷ USD vào năm 2022) và biến động giá cổ phiếu BCG. Tuy nhiên, ông Nam đã dẫn dắt công ty tái cấu trúc vốn, giảm tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu từ mức đỉnh 7,1 lần (2020) xuống còn 1,1 lần (2022).
Trước sự cố bị khởi tố, ông Nam được đánh giá là một doanh nhân nhạy bén, có tư duy chiến lược và khả năng quản trị rủi ro tốt. Dù đã rời ghế Chủ tịch HĐQT, ông vẫn tiếp tục đóng góp vào định hướng tương lai của Bamboo Capital - BCG, một trong những kế hoạch mới là làm điện rác.
Từ vụ trái phiếu bất động sản của tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB đến nay, đã có rất công ty thuộc lĩnh vực bất động sản, thép, xây dựng... gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn do việc phát hành trái phiếu bị kiểm soát chặt chẽ. Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân đã mất rất nhiều tài sản khi nắm giữ các cổ phiếu có ban lãnh đạo bị khởi tố.