Báo cáo tài chính (tiếng Anh: Financial Statements) là công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư chứng khoán, chủ doanh nghiệp và các bên liên quan như ngân hàng hoặc bảo hiểm đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của một công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc và hiểu rõ các thông tin trong báo cáo này. Trong bài viết này, Chứng khoán Wiki sẽ giới thiệu từng bước cụ thể để đọc hiểu và phân tích một báo cáo tài chính sao cho hiệu quả nhất.
![]() |
4 loại Báo cáo tài chính |
1. Cấu trúc của Báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to Financial Statements)
Báo cáo tài chính được công bố định kỳ hàng quý và vào cuối năm. Đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX, các doanh nghiệp bắt buộc phải nộp báo cáo bán niên và báo cáo thường niên được kiểm toán.
Nhà đầu tư cần chú ý đến ý kiến đánh giá của kiểm toán viên về tính trung thực của bộ báo cáo tài chính. Có 4 mức độ mà kiểm toán viên về độ tin cậy của một báo cáo tài chính theo thứ tự sau:
- Chấp nhận toàn phần
- Ngoại trừ
- Không chấp nhận
- Từ chối
Nếu kiểm toán viên đưa ra ý kiến Từ chối cho báo cáo tài chính, thì tốt nhất nhà đầu tư nên né xa doanh nghiệp này.
Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến Chấp nhận toàn phần, nghĩa là báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý.
Nhà đầu tư nên ưu tiên các cổ phiếu của doanh nghiệp có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Big4 công ty kiểm toán lớn nhất. Tuy nhiên không nên tin tưởng hoàn toàn vào các kiểm toán viên, vì ở Việt Nam đã xảy ra vụ việc ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát được kiểm toán bởi KPMG, Deloitte, Ernst & Young trong nhiều năm nhưng không phát hiện ra sai phạm bất thường.
2. Đọc và phân tích Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm cụ thể. Chúng ta cần ghi nhớ phương trình cân bằng kế toán sau:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (Vốn cổ đông)
Tài sản (Assets)
Trong bảng cân đối kế toán phần tài sản sẽ liệt kê các nguồn lực doanh nghiệp đang kiểm soát và có tiềm năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Các loại tài sản này được sắp xếp theo tính thanh khoản hoặc mức độ dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
- Tài sản ngắn hạn (Current Assets) là các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt hoặc sử dụng không quá 12 tháng, bao gồm:
- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng dưới 12 tháng
- Các khoản phải thu dài hạn
- Tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng
- Đầu tư tài chính dài hạn
- Bất động sản đầu tư
- Tài sản dài hạn có thời gian sử dụng trên 12 tháng
Nguồn vốn
- Nợ ngắn hạn (Current Liabilities): gồm các khoản phải trả ngắn hạn cho nhà cung cấp, các khoản vay đến hạn phải trả, nợ phải trả cho người lao động.
- Nợ dài hạn (Non-current Liabilities): gồm các khoản vay dài hạn từ ngân hàng, hoặc doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
- Vốn góp của chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Phần Tài sản và Nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán năm 2023 của công ty Udico đều có cùng con số là 570 tỷ đồng.
Phân tích bảng cân đối kế toán cho nhà đầu tư
Tỷ lệ Nợ/Tài sản:
So sánh tổng nợ phải trả với tổng tài sản để đánh giá mức độ đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ cao có thể cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều nợ, dẫn đến rủi ro tài chính cao hơn. Công ty Udico có:
- Tổng tài sản = 570 tỷ đồng
- Tổng nợ phải trả = 163 tỷ đồng
- Tỷ lệ Nợ/Tài sản = 163/570 = 0.28. Điều này chứng tỏ Udico đã dùng rất ít đòn bẩy trong hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu:
Công ty Udico có:
- Vốn chủ sở hữu = 407 tỷ đồng
- Tổng nợ phải trả = 163 tỷ đồng
- Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu = 163/407 = 0.4. Đây là một tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính thấp, cho thấy hoạt động kinh doanh bán lẻ và truyền tải điện trong khu công nghiệp của Udico đang tốt.
Khả năng thanh toán:
So sánh tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn (chẳng hạn như hệ số thanh toán hiện hành) giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn. Công ty Udico có:
- Tài sản ngắn hạn = 347 tỷ đông
- Nợ ngắn hạn = 152 tỷ đồng
- Tỷ số thanh toán hiện hành = 347/152 = 2,28 => Công ty Udico đáp ứng tốt các nghĩa vụ ngắn hạn.
Theo nhà đầu tư huyền thoại Peter Lynch, nên lựa chọn các cổ phiếu của công ty có bảng cân đối kế toán lành mạnh với tỷ lệ Nợ chiếm khoảng 25% so với tổng tài sản.
3. Đọc và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement)
Báo cáo này cho biết doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kỳ (có thể là một quý hoặc một năm).
Các thành phần chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Doanh thu (Revenue): Tổng số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh chính.- Giá vốn hàng bán (COGS)
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay và các chi phí khác.
- Lợi nhuận gộp (Gross Profit) = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Operating Profit) = Lợi nhuận gộp + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
- Lợi nhuận ròng sau thuế (Net Profit) = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận gộp: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh qua doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận hoạt động: Phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh chính trước các yếu tố tài chính và thuế.
- Lợi nhuận ròng sau thuế: Kết quả cuối cùng sau khi trừ tất cả các chi phí, cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận sau tất cả các khoản chi phí, thuế và lãi vay.
- So sánh theo thời gian: Đánh giá xu hướng doanh thu và lợi nhuận qua các kỳ báo cáo để xác định sự phát triển hoặc suy giảm của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế là con số dễ xào nấu, nhiều ban lãnh đạo thiếu trung thực đã cố gắng tô vẻ con số lợi nhuận ròng cực kỳ tốt đẹp bằng các mánh khoé như làm ảo con số Các khoản phải thu, che giấu các chi phí lớn...
4. Đọc và phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement)
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ cho biết doanh nghiệp thực sự kiếm được bao nhiêu tiền và tiêu bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian nhất định.
![]() |
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ năm 2023 của Udico (4) |
- Tiền thu từ khách hàng, tiền chi trả nhà cung cấp.
- Lưu ý: Dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh là dấu hiệu tốt.
- Mua sắm tài sản cố định, đầu tư dài hạn.
- Lưu ý: Dòng tiền âm ở đây có thể là dấu hiệu doanh nghiệp đang đầu tư mở rộng.
- Vay vốn, trả nợ, phát hành cổ phiếu.
- Lưu ý: Dòng tiền âm có thể do doanh nghiệp đang trả nợ hoặc chi trả cổ tức.
Dòng tiền là con số khó xào nấu hơn so với doanh thu và lợi nhuận. Khá nhiều doanh nghiệp có doanh thu lợi nhuận tốt, nhưng lại thiếu dòng tiền. Có lợi nhuận chưa chắc đã có tiền, nhưng nếu có tiền thì chắc chắn có lợi nhuận.
5. Đọc Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to Financial Statements)
- Chính sách kế toán: Phương pháp ghi nhận doanh thu, khấu hao tài sản.
- Các khoản nợ và cam kết: Chi tiết về các khoản nợ, hợp đồng dài hạn.
- Rủi ro tài chính: Rủi ro về tỷ giá, lãi suất.
6. Phân tích các chỉ số tài chính quan trọng (Financial Ratios)
7. So sánh và đánh giá xu hướng ngành
Việc đọc hiểu báo cáo tài chính không nên chỉ dừng lại ở việc phân tích từng báo cáo riêng lẻ. Bạn cần:
- So sánh theo thời gian: Đánh giá xu hướng hoạt động của doanh nghiệp qua các kỳ báo cáo để nhận diện sự tăng trưởng hoặc suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận cốt lõi.
- So sánh với các đối thủ cạnh tranh: Đặt các chỉ số tài chính của doanh nghiệp vào bối cảnh ngành để xem doanh nghiệp hoạt động vượt trội hay bị tụt lại so với các đối thủ cạnh tranh.
- Xem xét điều kiện kinh tế và xu hướng ngành: Những yếu tố bên ngoài như chính sách kinh tế, thị trường tiêu thụ và xu hướng ngành cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Theo lời khuyên của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett: nên đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong vòng từ 5-7 năm liên tiếp và so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Việc đọc và phân tích báo cáo trong nhiều năm giúp nhà đầu tư đánh giá về lợi thế cạnh tranh, tính ổn định và nhất quán trong mô hình kinh doanh.
8. Lời kết
Việc đọc hiểu báo cáo tài chính là một kỹ năng thiết yếu đối với các nhà quản lý, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính. Bằng cách nắm bắt được cấu trúc cơ bản và áp dụng các bước phân tích từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc sử dụng các chỉ số tài chính và so sánh theo thời gian, ngành sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và chính xác trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư.
Xem thêm: 6 cuốn sách hay nhất về Báo cáo tài chính
Hy vọng bài viết trên sẽ là công cụ hữu ích cho nhà đầu tư trên hành trình hiểu và phân tích báo cáo tài chính một cách bài bản và hiệu quả.