Series Hướng dẫn phân tích kỹ thuật chứng khoán P1: Phân tích kỹ thuật là gì?

Từng trải qua nhiều thăng trầm trên thị trường Chứng khoán Việt Nam, tôi đôi khi cũng mắc phải những sai lầm khi dùng phân tích kỹ thuật để giao dịch cổ phiếu. Từ đấy tôi đã rút ra nhiều bài học cho bản thân, do đó tôi muốn ghi lại kinh nghiệm đầu tư bằng việc viết ra chuỗi bài học Hướng dẫn phân tích kỹ thuật chứng khoán từ căn bản đến nâng cao. Bài đầu tiên sẽ giới thiệu về Phân tích kỹ thuật và tóm tắt sơ lược lịch sử của Phân tích kỹ thuật.

{getToc} $title={Nội dung bài viết}

Phân Tích Kỹ Thuật (PTKT) là gì?

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là phương pháp dự đoán biến động giá trong tương lai thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thị trường lịch sử, chủ yếu là giá cả (Price) và khối lượng (Volume). Hai hình thức phân tích kỹ thuật phổ biến nhất là mô hình biểu đồ (chart patterns) và chỉ báo kỹ thuật (technical indicators). {fullWidth}

phan-tich-ky-thuat-dua-vao-gia-va-khoi-luong
Phân tích kỹ thuật dựa vào giá và khối lượng trong quá khứ


Cả Phân tích kỹ thuật lẫn Phân tích cơ bản còn đang gây tranh cãi bởi Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) nói rằng giá cả thị trường chứng khoán là không thể đoán trước. 


Phân tích kỹ thuật thường dùng trong việc đầu tư ngắn hạn, ảnh hưởng bởi tâm lý cung và cầu. Có thể áp dụng để giao dịch:

  • Cổ phiếu
  • Thị trường tiền tệ Forex
  • Bitcoin

Sơ Lược Lịch Sử của Phân Tích Kỹ Thuật

Phân tích kỹ thuật về việc dự đoán giá và xu hướng đã được sử dụng từ hàng trăm năm trước ở châu Âu, các khái niệm cơ bản bắt đầu xuất hiện trong dự đoán thị trường Hà Lan bởi ông Joseph de la Vega trong thế kỷ 17. 

Vào thế kỷ 18, thương nhân gạo người Nhật Bản tên là Homma Munehisa đã tạo ra mô hình nến Nhật (candlestick patterns) để dự đoán xu hướng giá lúa gạo vào mùa thu hoạch. Mô hình nến Nhật xác định các điểm đảo chiều xu hướng trở nên phổ biến và cực kỳ quan trọng trong giao dịch chứng khoán lẫn hàng hoá ngày nay.

Lý thuyết Dow ra đời vào cuối thế kỷ 19 đóng vai trò nền tảng cho Phân tích kỹ thuật hiện đại, lý thuyết này dựa trên tập hợp các bài viết của người đồng sáng lập Dow Jones kiêm biên tập viên là Charles Dow, và lấy cảm hứng từ việc sử dụng và phát triển của phân tích kỹ thuật hiện đại vào cuối thế kỷ 19. Những người tiên phong khác của các kỹ thuật phân tích bao gồm Ralph Nelson Elliott, William Delbert Gann, Richard Wyckoff, những người đã phát triển các kỹ thuật được đặt theo tên của của họ trong những năm đầu thế kỷ 20.

Các Nguyên Lý của Phân Tích Kỹ Thuật

Phân tích kỹ thuật theo Lý thuyết Dow dựa trên 3 giả định như sau:

  • Mọi thông tin trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều phản ánh lên giá cả thị trường
  • Giá cả di chuyển theo xu hướng, tức là có xu hướng tăng hoặc giảm hoặc đi ngang
  • Lịch sử có xu hướng lặp lại

Các nhà phân tích kỹ thuật dựa vào các mô hình giá và khối lượng diễn ra nhiều lần trong quá khứ do điều cung cầu và hành vi giao dịch của đám đông và từ đó họ dự đoán rằng các mô hình này sẽ lặp lại trong tương lai. Bởi vì giá thị trường đã phản ánh tất cả thông tin nên phân tích kỹ thuật không quan tâm đến điều kiện kinh tế, ngành hay yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.

Cách Sử Dụng Phân Tích Kỹ Thuật

Có 2 hai hình thức sử dụng phổ biến nhất của phân tích kỹ thuật là:

  • Mô hình biểu đồ giá (Chart Patterns)
  • Chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicators)

Các mô hình giá là một dạng phân tích kỹ thuật đi xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ bằng cách xem xét các mẫu hình cụ thể. Các mô hình giá này thường lặp lại do tâm lý cung cầu và hành vi đám đông, được tạo ra để dự đoán xu hướng giá sẽ như thế nào, sau khi đột phá qua kháng cự hoặc phá vỡ hỗ trợ quan trọng. Ví dụ, các biểu đồ mẫu như cờ tăng, tam giác tăng dần, cốc tay cầm, hình chữ nhật tăng... cho thấy xu hướng giá sẽ tăng khi có sự đột phá (breakout) từ mức kháng cự quan trọng kèm theo một động thái tăng khối lượng lớn đáng kể.

cac-mo-hinh-gia-thuong-gap
Các mẫu hình giá thường gặp. Nguồn: Vietcap


Các nhà phân tích kỹ thuật cũng sử dụng rộng rãi nhiều loại chỉ báo kỹ thuật kết hợp với nhau, một vài trong số đó là các biến đổi toán học của giá cả và khối lượng. Những chỉ báo này được sử dụng để giúp đánh giá liệu một chứng khoán hay cổ phiếu có đang trong xu hướng tăng hoặc giảm hay đi ngang sideways, và liệu xu hướng hiện tại có tiếp diễn hay sẽ bị đảo chiều. Các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến như:

  • Đường trung bình động MA, EMA
  • MACD
  • Ichimoku
  • Dải Bollinger Bands
  • RSI
  • Các chỉ báo do cộng đồng Tradingview tạo ra

Có nhiều trường phái và tín đồ của các kỹ thuật khác nhau (ví dụ: phân tích biểu đồ nến Nhật, Lý thuyết Dow và lý thuyết sóng Elliott). Một số nhà phân tích kỹ thuật sử dụng đánh giá chủ quan để phân tích những mẫu hình cụ thể phản ánh tại một thời điểm nhất định và diễn giải của mẫu hình đó sẽ là gì. Những người khác lại sử dụng cách tiếp cận hệ thống phần mềm hoặc hoàn toàn máy móc để nhận dạng và diễn giải mẫu hình.

Ưu và Nhược Điểm của Phân Tích Kỹ Thuật

Phân tích kỹ thuật tương đối dễ học và dễ tiếp cận bởi sức mạnh của máy tính và Internet ngày nay, nó cũng không cần kiến thức phân tích cơ bản về báo cáo tài chính, mô hình kinh doanh, hay điều kiện kinh tế vĩ mô bởi những thông tin này đã phản ánh vào giá cả thị trường. Nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần tập trung nghiên cứu các mô hình giá đã diễn ra trong quá khứ, sau đó kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật nhằm đưa ra dự đoán về xu hướng gía trong tương lại như thế nào.

Bởi vì phân tích kỹ thuật dựa trên dữ liệu quá khứ cho nên đôi khi các mô hình giá trong quá khứ sẽ không lặp lại trong tương lai vì thị trường chứng khoán có rất nhiều yếu tố biến động không thể lường trước, hoặc cũng có khả năng giá cổ phiếu bị các đội lái cố tình thao túng để đánh lừa các nhà phân tích kỹ thuật. Đôi khi sai lầm cũng đến từ nguyên nhân chủ quan như nhận định và sử dụng sai các mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật.


Do đó nhà đầu tư nên trang bị thêm cả kiến thức về phân tích cơ bản, báo cáo tài chính, mô hình kinh doanh và phương pháp xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp. 

Xem thêm:

Chúc cho các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam sẽ bổ sung thêm được kiến thức đầu tư cơ bản nhằm tránh xảy ra những thua lỗ đáng tiếc. 

Mời nhà đầu tư quan tâm đến phân tích kỹ thuật chứng khoán theo dõi bài viết tiếp theo về chủ đề Đọc hiểu biểu đồ Nến Nhật .

Mới hơn Cũ hơn